Vương Mạnh Hoàng - Những điều bạn cần biết về quảng cáo Facebook 2022 ( Facebook Ads)

 

 Định nghĩa quảng cáo Facebook – Facebook Ads

Facebook Ads là hình thức quảng cáo trên Facebook. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các quảng cáo của tổ chức/cá nhân xuất hiện trên bảng tin người dùng. Quảng cáo Facebook được phân phối dựa vào khách hàng mục tiêu của quảng cáo như độ tuổi, giới tính, địa lý, ngành nghề…



Những điều bạn cần biết về quảng cáo facebook

Tìm hiểu về Mục tiêu chiến dịch (Marketing Object)

Bắt đầu tạo chiến dịch quảng cáo với việc xác định rõ mục tiêu chiến dịch. Facebook chia thành nhiều chiến dịch khác nhau, phân phối phù hợp với từng thời điểm để thu hút khách hàng. 3 mục tiêu chính được Facebook lựa chọn: 

  • Awareness: Nhận thức 
  • Consideration: Cân nhắc 
  • Conversion: Chuyển đổi

Ở trong 3 cột chính này sẽ có nhiều mục tiêu nhỏ khác nhau như Nhận thức thương hiệu, Số người tiếp cận, Tương tác, Truy cập website, Tin nhắn, lượt xem video… Tùy vào nhu cầu và cách chạy của thương hiệu, bạn nên chọn lọc hướng chạy phù hợp. 

 

Nhất định phải chú trọng Content Marketing 

“Content is King” là câu nói phổ biến và nổi tiếng mà những cá nhân, tổ chức hay thương hiệu khi tìm hiểu về truyền thông marketing đều biết. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng và tận dụng tốt khả năng content của mình. Bạn không thể chạy một mẫu quảng cáo chỉ với vài ba dòng content đơn thuần, không thu hút cùng với những hình ảnh nhàm chán, không đặc sắc và đòi hỏi chạy ra đơn hàng.

 

Content Marketing bao gồm text (văn bản) đi kèm nội dung hình ảnh, video, audio, gif… tất cả nội dung thông tin được truyền tải tới khách hàng nhất định phải được trau chuốt. Giọng điệu, văn phong phải được xây dựng bài bản và phù hợp với hình ảnh và hướng đi của thương hiệu. Khách hàng hiện nay thường gặp phải tình trạng “bội thực” quảng cáo, nếu mẫu quảng cáo của bạn không đẹp không thu hút thì khả năng chuyển đổi đơn hàng sẽ rất thấp.

 

Unique Selling Point 

Để có thể chạy ra đơn giữa thời buổi cạnh tranh Quảng cáo Facebook khắc nghiệt, doanh nghiệp nhất định phải tìm ra USP của sản phẩm hay dịch vụ. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh để khách hàng cân nhắc nên chọn sản phẩm của bạn hay của đối thủ. 

Liệt kê và làm nổi bật mọi đặc điểm về sản phẩm, thế mạnh của thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng … giúp bạn thu hút khách hàng và lấy được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. 

 

Chọn chiến dịch phù hợp với đối tượng khách hàng

Để chọn được mục tiêu chiến dịch và hướng chạy phù hợp với từng thời điểm, doanh nghiệp nhất định phải xác định rõ đối tượng khách hàng mình đang nhắm tới là ai? 

·        Cold Traffic: Nhóm khách hàng chưa từng biết đến thương hiệu của bạn. Thực tế thì dù chạy quảng cáo đến nhóm này thì tỉ lệ chốt đơn sẽ thấp. Vì vậy, bạn nên cân nhắc chạy các chiến dịch tiếp cận hoặc tăng nhận thức thương hiệu. 

·        Warm Traffic: Nhóm khách hàng “ấm” là những đối tượng đã từng tương tác hoặc có bất cứ hành động nào trên trang fanpage hoặc website. Đây là lượng khách hàng ở giai đoạn cân nhắc, tìm hiểu sản phẩm dịch vụ. Bạn có thể lựa chọn chạy nhiều mẫu quảng cáo hướng tới đối tượng này để gia tăng sự lựa chọn và nhận biết thương hiệu cao hơn. 

·        Hot Traffic: Nhóm khách hàng nóng là đối tượng có nhu cầu trực tiếp, đã từng mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Đây là lúc bạn nên chạy thêm nhiều mẫu quảng cáo tăng lượng chuyển đổi và thu tệp khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 



Tìm hiểu kĩ hơn về Facebook Ads Manager hay Business Managers

Gọi đơn giản thì là Trình quản lý kinh doanh hay Trình quản lý quảng cáo Facebook. Khu vực này là nơi bạn trực tiếp quản lý quảng cáo doanh nghiệp, bạn có thể tạo quảng cáo, theo dõi quảng cáo, điều chỉnh và đo lường kết quả trực tiếp trên Ads Manager. 

Ở Ads Manager, bạn có thể thoải mái tạo các chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo, mẫu quảng cáo.. Facebook sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể và cơ bản giúp bạn dễ dàng tạo những quảng cáo đầu tiên của mình. 

Trong trình quản lý quảng cáo có 3 cấp độ quảng cáo khác nhau: Campaign - Ad set - Ad tương đương với Chiến dịch - Nhóm quảng cáo - Mẫu quảng cáo. 

Campaign (Chiến dịch quảng cáo): chứa các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo khác nhau trong 1 campaign. Khi tạo 1 chiến dịch, bạn cần xác định mục tiêu của chiến dịch đấy là gì? Ví dụ, chiến dịch này nhắm đến tương tác fanpage hoặc lượt nhấp vào trang web hay tăng like page. 

Ad set (Nhóm quảng cáo): Nằm trong 1 chiến dịch quảng cáo, mỗi chiến dịch có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo khác nhau để test hoặc hướng tới các đối tượng khách hàng khác nhau. 

Trong Ad Set, bạn cần chú ý chọn những yếu tố sau: 

·        Audience: Target tệp khách hàng nào là phù hợp với mục tiêu chiến dịch và nhóm quảng cáo. Chẳng hạn, nhóm quảng cáo này sẽ hướng tới những người đã từng tương tác với fanpage hoặc đã click vào bất cứ bài viết trên website. Ngoài ra, bạn sẽ trực tiếp target độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, sở thích, ….

·        Vị trí hiển thị: Lựa chọn vị trí hiển thị các quảng cáo của bạn ở đâu. Thông thường, Facebook sẽ có chế độ tự động chọn các vị trí quảng cáo khuyên dùng như góc phải màn hình, trong Messenger… Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy các vị trí quảng cáo này không hề hiệu quả hay phù hợp thì có thể tự chọn các vị trí quảng cáo. 

·        Ngân sách và lịch quảng cáo: Phân phối nhóm quảng cáo này mất bao nhiêu tiền, thời gian chạy là bao lâu đều được thiết lập ở khu vực Ad set. 

Ad (Mẫu quảng cáo):  Mẫu quảng cáo trên fanpage sẽ được thiết lập ở cấp độ này. Bạn có thể sử dụng mẫu quảng cáo là các bài đăng sẵn có hoặc tự tạo mới bằng cách add thẳng content và hình ảnh. Ở đây, bạn có thể tạo nhiều mẫu quảng cáo khác nhau hướng tới đối tượng đã target trong nhóm quảng cáo và mục tiêu của chiến dịch quảng cáo. 

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA DIGITAL MARKETING VƯƠNG HOÀNG
Điện thoại: 0976724222 - 0378885123
Share:

Đăng nhận xét

TƯ VẤN DIGITAL MARKETING: 0976724222

Bạn cần thuê dịch vụ Digital marketing chuyên nghiệp